KHÁCH HÀNG ĐÃ SỬ DỤNG DỊCH VỤ


CÚNG ĐẦY THÁNG BÉ TRAI VÀ Ý NGHĨA
– Mâm cúng thôi nôi, đầy tháng còn nêu lên sự biểu hiện những ước mong tốt đẹp của những thế hệ đi trước với con cháu sau này.
– Tiệc thôi nôi, đầy tháng còn là dịp mọi người trong gia đình cùng gửi những lời chúc, cầu mong những điều tốt đẹp nhất cho bé trong hiện tại và tương lai. Và còn thể hiện những kỳ vọng của bố mẹ đối với trẻ.
– Không những vậy, đây còn là dịp người thân và gia đình cùng nhau quây quần chúc mừng, thôi nôi, đầy tháng là cơ hội để gắn kết tình cảm của mỗi thành viên trong gia đình, để chia sẻ niềm vui, niềm hạnh phúc với nhau và cùng cầu chúc cho nhau những điều may mắn trong cuộc sống.
– Ngày nay, tiệc thôi nôi, đầy tháng còn là dịp giao lưu bạn bè, cơ hội gặp đối tác mới, mở rộng thêm mối quan hệ, giúp ích cho công việc của chúng ta.
CÁCH TÍNH NGÀY ĐẦY THÁNG BÉ TRAI BÉ GÁI
Theo cách tính trong dân gian xưa, để biết bé gái đầy tháng khi nào sẽ tính bằng lịch âm, cụ thể sẽ dựa vào câu nói: “Gái lùi 2, trai lùi 1” . Nghĩa là ngày đầy tháng theo lịch âm của bé gái sẽ sớm hơn 2 ngày, còn ngày đầy tháng của bé trai sẽ sớm hơn 1 ngày.
Ví dụ: Bé gái của bạn sinh vào ngày 23 tháng 4 âm lịch, thì ngày đầy tháng của bé sẽ là 21 tháng 5 âm lịch.
Tuy nhiên, xã hội ngày nay ngày càng phát triển và có sự đổi mới, nên bố mẹ thường dùng ngày dương để tổ chức ngày đầy tháng cho bé . Điều này cũng không thành vấn đề và vẫn có thể áp dụng cách tính đầy tháng cho bé gái như trên vẫn được.
CÚNG ĐẦY THÁNG THÌ TÍNH LỊCH ÂM HAY LỊCH DƯƠNG?
Theo phong tục từ xưa đến nay thì cúng đầy tháng cho bé cũng như mọi nghi lễ cúng khác đều tính theo lịch âm. Từ thời xưa, Việt Nam là nước văn minh lúa nước, chủ yếu sống bằng nông nghiệp, cách tính thời gian mùa màng theo mặt trăng. Do vậy, điều này cũng quy định cách tính mọi ngày lễ tết, cúng bái đều lấy âm lịch làm chuẩn.
Tuy nhiên, trong thời hiện đại hội nhập toàn hóa cầu thì lịch dương được sử dụng rộng rãi hằng ngày. Do đó, nhiều gia đình có thể tổ chức đầy tháng hay thôi nôi cho bé theo dương lịch. Tóm lại cúng đầy tháng cho bé theo ngày âm hay dương đều được, miễn sao cho thuận tiện, dễ nhớ.
Cúng đầy tháng cho bé được tính theo nguyên tắc “gái sụt hai, trai sụt một”. Tức là, nếu như bé gái sinh ngày 22 tháng 1 âm lịch thì tổ chức đầy tháng vào ngày 20 tháng 2 âm lịch. Còn nếu như bé trai sinh ngày 20 tháng 1 âm lịch thì đầy tháng vào ngày 19 tháng 2 âm lịch.
HƯỚNG DẪN MÂM CÚNG CHI TIẾT CHO BÉ TRAI, BÉ GÁI
Ở mỗi vùng miền khác nhau thì nghi thức cúng lễ cũng sẽ có sự thay đổi dựa vào văn hoá của mỗi miền. Còn về cơ bản thì mâm cúng thôi nôi cho bé trai và bé gái cũng khá tương tự nhau.
Bạn sẽ cần 2 mâm cúng như là mâm cúng Ông Thần Tài, Thổ Địa, Ông Táo và mâm cúng 12 Mụ Bà và Đức Ông. Ngoài ra, trong ngày này thì các bậc phụ huynh thường bày ra một mâm đồ chơi để đoán tương lai của bé thông qua món đồ chơi mà bé bốc. Dưới đây là danh sách các món cần có trong các mâm cúng.
Danh sách các món cần cho mâm cúng Ông Thần Tài, Thổ Địa, Ông Táo
- 1 đĩa trái cây ngũ quả nhiều màu sắc.
- 1 chén chè đậu xanh.
- 1 đĩa xôi đậu xanh hoặc xôi gấc.
- 1 bộ tam sên gồm thịt, trứng, tôm (hoặc cua, tuyệt đối không chọn con sứt mẻ, gãy càng).
- 3 ly nước, hoa, hương để thắp.
Danh sách những món cần cho mâm cúng 12 Mụ Bà và Đức Ông
- 1 con gà luộc, đầy đủ các bộ phận, đặt để đầu ngẩng cao.
- Trầu têm cánh phượng.
- Heo quay, bánh hỏi.
- 1 đĩa trái cây.
- 1 bình hoa.
- 12 đĩa xôi nhỏ kèm 1 đĩa xôi lớn.
- 12 chén chè (con gái chọn chè xôi nước, con trai chọn chè đậu trắng) kèm 1 tô chè lớn.
- 12 chén cháo kèm 1 tô cháo lớn.
- 12 chung nước hoặc rượu trắng.
- 12 cây nến và hương để thắp.
- Bộ giấy tiền cúng thôi nôi; chuẩn bị thêm chén, đũa, muỗng, đặc biệt nên có 1 đôi đũa hoa bởi theo quan niệm dân gian, Mụ Bà thích dùng đũa này.
NHỮNG NGHI THỨC KHI CÚNG ĐẦY THÁNG
Nghi thức đặt tên cho con trai
Sau khi khấn cúng lễ đầy tháng xong sẽ đến nghi thức đặt tên cho con trai. Người cúng sẽ khấn với tổ tiên tên họ đầy đủ của bé mà bố mẹ và gia đình đã chọn sẵn, sau đó gieo 2 đồng tiền lên đĩa.
- Nếu một đồng tiền ngửa, một đồng tiền úp có nghĩa cái tên xin đặt cho con đã được tổ tiên chấp nhận.
- Trường hợp hai đồng tiền đều úp hoặc đều ngửa có nghĩa là tên bố mẹ đặt cho con không được tổ tiên chấp nhận, lúc này người cúng phải gieo lại quẻ.
Nếu sau ba lần gieo quẻ đều thất bại thì cha mẹ cần chọn lại tên khác cho bé. Kết thúc lễ cúng đầy tháng, mọi người trong gia đình sẽ gửi những lời chúc tốt đẹp, may mắn, lì xì cho bé trai và cùng nhau ăn uống sum vầy.
Nghi thức khai hoa
Ngoài nghi thức đặt tên cho con, ở một số địa phương còn có nghi thức khai hoa hay còn gọi là bắt miếng. Đứa trẻ sẽ được đặt giữa bàn hoặc nằm trên nôi bên cạnh mâm cúng đầy tháng. Sau đó, người cúng sẽ rót trà, thắp nhang để xin phép bắt miếng bằng cách bồng bé trên 1 tay và tay kia cầm một cành hoa quơ qua, quơ lại trên miệng bé, đồng thời nói những điều may mắn, tốt đẹp như:
Mở miệng ra cho có hoa, có bông.
Mở miệng ra cho kẻ nhớ, người thương.
Mở miệng ra cho có tiền, có bạc.
Mở miệng ra cho bà con xóm giềng quý mến.