Lễ vật cúng đầy tháng bé gái cần chuẩn bị những gì?
Theo truyền thống dân gian khi bé còn ở trong bụng mẹ cho đến khi được sinh ra đều được 12 bà Mụ chăm sóc, nặn và che chở. Mỗi người đảm nhận một chức năng khác nhau. 12 Bà Mụ được nhắc đến với lòng tôn kính chính là các Bà:
- Mụ bà Trần Tứ Nương, người coi sóc việc sinh nở (chú sanh)
- Mụ bà Vạn Tứ Nương, người coi việc thai nghén (chuyển sanh)
- Mụ bà Lâm Cửu Nương, người coi việc thụ thai (thủ thai)
- Mụ bà Lưu Thất Nương, người nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé.
- Mụ bà Lâm Nhất Nương, người coi việc chăm sóc bào thai (an thai)
- Mụ bà Lý Đại Nương, người coi việc chuyển dạ (chuyển sanh)
- Mụ bà Hứa Đại Nương, người coi việc khai hoa nở nhụy (hộ sản)
- Mụ bà Cao Tứ Nương, người coi việc ở cữ (dưỡng sanh)
- Mụ bà Tăng Ngũ Nương, người coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh (bảo tống)
- Mụ bà Mã Ngũ Nương, người coi việc ẵm bồng con trẻ (tống tử)
- Mụ bà Trúc Ngũ Nương, người coi việc giữ trẻ (bảo tử)
- Mụ bà Nguyễn Tam Nương, người coi việc chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ.
Do vậy lễ cúng đầy tháng cho bé gia chủ cần chuẩn bị những lễ vật cúng đầy tháng cho bé như sau:
- 12 chén chè nhỏ ( bé gái làm chè trôi nước)
- 1 tô chè lớn
- 12 đĩa xôi nhỏ
- 1 đĩa xôi lớn
- Gà hoặc Vịt luộc
- 13 phần trầu têm
- Giấy tiền và bộ thế bé gái
- Ngũ quả
- Hoa cát tường hoặc hoa đồng tiền
Cách sắp mâm cúng đầy tháng:
Mâm cúng được sắp xếp chuẩn bị theo nguyên tắc “Đông bình Tây quả” có nghĩa là bình hoa gia chủ sẽ đặt ở hướng đông và những lễ vật sẽ được đặt ở hướng Tây. Và gia chủ phải bài trí lễ vật thật cân đối và đầy đủ những lễ vật cơ bản nhất.
Sau khi đã bày biện mâm cúng đầy tháng thật chu đáo nhất. Cha sẽ thắp hương và đọc bài khấn, mẹ sẽ bế bé đứng kế bên để tỏ lòng thành kính hoặc có thể là ông bà nội ngoại sẽ thắp hương.
Khi đã thắp hương và đọc bài khấn xong cha mẹ chắp tay bé vái trước 3 vái và sau 3 tuần hương thì lễ tạ. Sau đó gia đình đem hóa vàng mã, vấy rượu lúc đang hóa.